Giảm thời gian đóng BHXH, mức lương hưu sẽ ra sao?

Đề xuất giảm số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để được hưởng lương hưu đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Đi kèm với đó là thắc mắc: “Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?”

Theo Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 54, Điều 55 Luật BHXH năm 2014, người lao động sẽ được giải quyết hưởng lương hưu khi đủ tuổi nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH như sau:

– Trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Đã đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên.

– Trường hợp còn lại: Đã đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Để tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người lao động, dự thảo sửa Luật BHXH đang đề xuất giảm thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm cho hầu hết người lao động.

Riêng trường hợp tham gia BHXH bắt buộc nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì vẫn cần phải đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.

Theo Điều 71 và Điều 105 dự thảo Luật BHXH, dù tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện, người lao động cũng đều có cơ hội được hưởng lương khi đã tích lũy đủ 15 năm đóng BHXH.

  • Nút thắt là tuổi nghỉ hưu

Đề xuất này được kỳ vọng sẽ giúp người lao động được nhận lương hưu sớm hơn mà không cần phải đóng đến 20 năm. Dẫu vậy, người lao động vẫn phải chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì mới được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng.

Lưu ý: Theo dự thảo mới, nếu người lao động tham gia BHXH bắt buộc rút tiền 1 lần sau thời điểm Luật mới có hiệu lực thì ở lần đóng BHXH tiếp theo, mọi người lao động đều phải tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH mới được giải quyết hưởng lương hưu.

Giảm thời gian đóng BHXH thì mức hưởng lương hưu thế nào?

Đi kèm với việc giảm thời gian đóng BHXH, cách tính mức hưởng lương hằng tháng cũng có sự điều chỉnh để phù hợp với đề xuất mới.

Căn cứ Điều 73 và Điều 106 dự thảo sửa Luật BHXH, mức hưởng lương hưu hằng tháng vẫn được tính theo công thức cũ nhưng cách tính tỉ lệ hưởng đã có sự điều chỉnh.

Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó, tỉ lệ hưởng được xác định theo số năm đóng BHXH như sau:

– Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam:

Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm

Đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên

Cách tính tỉ lệ hưởng lương hưu

Tỉ lệ hưởng = Số năm đóng BHXH x 2,25%

– Đóng đủ 20 năm BHXH được hưởng 45%.

– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.

– Mức hưởng tối đa là 75%.

– Tỉ lệ hưởng lương hưu của lao động nữ:

Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Ví dụ 1: Ông A đóng BHXH được 18 năm thì khi nghỉ hưu ông A được hưởng tỉ lệ = 18 x 2,25% = 40,5%.

Ví dụ 2: Bà B đóng BHXH được 27 năm. Tỉ lệ hưởng của bà B được tính như sau:

– 15 năm đóng BHXH: Hưởng 45%.

– 12 năm đóng BHXH còn lại: Hưởng 12 x 2% = 24%.

Tổng tỉ lệ lương hưu của ông A = 45% + 24% = 69%.

Có thể thấy rõ, việc giảm số năm đóng BHXH xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu sẽ phần nào ảnh hưởng đến tỷ lệ hưởng của người lao động. Với thời gian đóng BHXH ngắn thì mức hưởng lương hưu tương ứng của người lao động sẽ thấp.

Hiện nay, theo Luật BHXH năm 2014, nếu đóng BHXH tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu, lao động nữ sẽ được hưởng tỷ lệ 55%, lao động nam được hưởng 45%.

Còn với đề xuất tại dự thảo mới, khi chỉ đóng tối thiểu 15 năm BHXH, lao động nữ được hưởng 45%, lao động nam được hưởng 15 x 2,25% = 33,75%. Tỉ lệ này là khá thấp, khó có thể đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi về già.


Theo Bình Thảo (Luatvietnam.vn)